Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Tưởng Ngu Thư Hân chỉ hát nhảy trung bình, nổi vì "cuồng" Lisa, ai dè no.1 hot search Weibo nhờ thực lực sau màn khoe giọng gây choáng

Ngay từ tập đầu của " Thanh Xuân Có Bạn 2 ", Ngu Thư Hân đã là cái tên "hot" vì cách thể hiện tình cảm cuồng nhiệt với HLV Lisa, loạt biểu cảm đặc sắc đến mức dịch thuật được phong là "thánh lố" và gia thế "không phải dạng vừa". Bởi vậy mà cô liên tục đứng đầu BXH các thí sinh, tuy nhiên không phải ai cũng "tâm phục khẩu phục" trước thứ hạng của Ngu Thư Hân khi họ cho rằng kĩ năng của cô chưa tốt và chỉ nổi vì là "thánh cuồng Lisa" và những lí do trên.

Tưởng Ngu Thư Hân chỉ hát nhảy trung bình, nổi vì cuồng Lisa, ai dè no.1 hot search Weibo nhờ thực lực sau màn khoe giọng gây choáng - Ảnh 1.

Ngu Thư Hân được biết đến vì là "thánh lố cuồng Lisa" nhiều hơn là tài năng

Thế nhưng sau tập mới nhất của "Thanh Xuân Có Bạn 2", "thánh cuồng Lisa" đã khiến những người đánh giá thấp cô phải suy nghĩ lại. Ngu Thư Hân đã trút bỏ vẻ nhí nhảnh, hồn nhiên mà cô thể hiện qua sân khấu "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?" để hóa thân thành mỹ nữ an tĩnh trong ca khúc "Muốn Gặp Anh". 

Trong phần thi này, các thí sinh chọn 1 tiết mục mình chưa từng diễn để thể hiện ngay tại phòng tập cho giám khảo chấm điểm.  Nữ trainee đã làm khán giả bất ngờ khi khoe giọng hát ngọt ngào, đầy cảm xúc, qua đó cô được khen nức nở vì màu giọng đẹp và kĩ năng ca hát tiến bộ rõ rệt.

Đoạn cut của Ngu Thư Hân trong phần thi "Muốn Gặp Anh" (Thanh Xuân Có Bạn 2)

Dù nhóm của Ngu Thư Hân không giành chiến thắng nhưng sau màn trình diễn, tên tuổi "thánh lố" đã vọt thẳng lên no.1 hot search Weibo với từ khóa "Thực lực của Ngu Thư Hân". Có tới 5 triệu lượt tìm kiếm xung quanh từ khóa này. Điều này cho thấy phần thể hiện của cô vượt quá sự kì vọng của nhiều người, nhất là khi trước đây nữ thí sinh bị nhận xét là có khả năng hát, nhảy chỉ ở mức trung bình.

Tưởng Ngu Thư Hân chỉ hát nhảy trung bình, nổi vì cuồng Lisa, ai dè no.1 hot search Weibo nhờ thực lực sau màn khoe giọng gây choáng - Ảnh 3.

Từ khóa "Thực lực của Ngu Thư Hân" no.1 hot search Weibo

Trong phần xếp lớp, cô nàng sinh năm 1995 chỉ đạt điểm D. Khi thể hiện ca khúc chủ đề "Yes! Ok", Ngu Thư Hân chưa thể hiện vũ đạo dứt khoát, còn lúng túng khi làm chủ sân khấu. Giọng hát của nữ trainee chỉ ở mức "thường thường bậc trung", kĩ thuật còn yếu và chưa thực sự ấn tượng.

Phần thi xếp lớp của Ngu Thư Hân (Thanh Xuân Có Bạn 2)

"Yes!OK!" - Fancam Ngu Thư Hân (Thanh Xuân Có Bạn 2)

Tuy nhiên qua từng vòng thi, Ngu Thư Hân đã thể hiện sự tiến bộ rõ rệt. Trước khi gây bất ngờ với màn thể hiện "xuất thần" qua bản Ballad "Muốn Gặp Anh", cô cũng được khen là nhảy có lực, gọn gàng hơn trước khi diễn tiết mục "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này?".

Fancam Ngu Thư Hân trình diễn "Sao Tôi Lại Đẹp Thế Này" (Thanh Xuân Có Bạn 2)

Không chỉ Cnet "sốc" vì thực lực của Ngu Thư Hân mà cư dân mạng Việt cũng dành "lời có cánh" cho "thánh cuồng Lisa". Nữ thí sinh chưa được luyện tập nhiều nhưng sự tiến bộ của cô trong thời gian ngắn cho thấy Ngu Thư Hân có tiềm năng phát triển lớn, chứ không chỉ là hiện tượng sớm nở chóng tàn vì lòng hâm mộ dành cho "Lạp lão sư" hay những biểu cảm "lố", "dẹo" đáng yêu.

Tưởng Ngu Thư Hân chỉ hát nhảy trung bình, nổi vì cuồng Lisa, ai dè no.1 hot search Weibo nhờ thực lực sau màn khoe giọng gây choáng - Ảnh 7.
Tưởng Ngu Thư Hân chỉ hát nhảy trung bình, nổi vì cuồng Lisa, ai dè no.1 hot search Weibo nhờ thực lực sau màn khoe giọng gây choáng - Ảnh 8.
Tưởng Ngu Thư Hân chỉ hát nhảy trung bình, nổi vì cuồng Lisa, ai dè no.1 hot search Weibo nhờ thực lực sau màn khoe giọng gây choáng - Ảnh 9.
Tưởng Ngu Thư Hân chỉ hát nhảy trung bình, nổi vì cuồng Lisa, ai dè no.1 hot search Weibo nhờ thực lực sau màn khoe giọng gây choáng - Ảnh 10.

Fan Việt khen ngợi Ngu Thư Hân hết lời sau khi cô thể hiện ca khúc "Muốn Gặp Anh"

Thanh xuân có bạn: "Muốn gặp anh" - Team của Ngu Thư Hân, Tạ Khả Dần...

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu

Dù bản thân virus corona không phân biệt người nào có thể bị nhiễm, người nào không, nhưng đại dịch COVID-19 chắc chắn không thể làm xê dịch cán cân giàu – nghèo. Trong cùng thời điểm 22 triệu người Mỹ mất đi công ăn việc làm, khối tài sản của tầng lớp tỷ phú Mỹ vẫn tăng đều đặn 10% - hoặc tăng thêm 282 tỷ USD so với con số  ước tính vào đầu tháng 3. Tổng số tài sản ròng của các "đại gia" này hiện đã lên đến con số 3,229 nghìn tỷ USD.

Cú sẩy chân của thị trường chứng khoán vào đầu đại dịch có thể gây chút hoang mang cho túi tiền của các tỷ phú – ví dụ, tài sản ròng của ông trùm Amazon, Jeff Bezos, đã tụt xuống mức 105 tỷ USD vào ngày 12/3. Nhưng rồi chuyện đâu lại vào đấy: đến ngày 15/4, tài sản ròng của ông đã tăng thêm 25 tỷ USD. Eric Yuan, nhà sáng lập và CEO của Zoom, là một trong số ít các nhà phát tiển chứng kiến khối tài sản ròng tăng đều đặn kể cả khi thị trường gặp rắc rối, và hiện nay, tài sản ròng của ông đã lên mức 2,58 tỷ USD.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 1.

Những " kẻ hưởng lợi từ đại dịch " – theo cách gọi của một báo cáo từ Viện nghiên cứu chính sách Mỹ  - chỉ là một mảnh nhỏ của bài toán bất bình đẳng giàu có tại Mỹ. Kể từ năm 1980, các khoản thuế được chi trả bởi các tỷ phú, vốn được tính theo tỉ lệ phần trăm của khối tài sản mỗi người sở hữu – đã giảm đến 79%.

" Chúng ta đang nói về những vị tỷ phú từ thiện chia sẻ 0,0001% tài sản của họ với cộng đồng trong khủng hoảng, nhưng trên thực tế, họ đã lợi dụng luật thuế để giảm thuế cho chính mình trong hàng thập kỷ - số tiền đó lẽ ra đã có thể được dùng vào xây dựng nên hệ thống y tế công tốt hơn " – Chuck Collins, giám đốc Chương trình Bất bình đẳng và Lợi ích chung tại Viện nghiên cứu chính sách Hoa Kỳ nói. Ông còn là đồng tác giả của bản báo cáo mang tiêu đề "Billionaire Bonanza 2020: Wealth Windfalls, Tumbling Taxes, and Pandemic Profiteers".

Viện nghiên cứu chính sách này từng đưa ra bản báo cáo Billionaire Bonanza đầu tiên vào năm 2015; kể từ đó, báo cáo đã tiếp tục đánh giá tình hình bất bình đẳng giàu nghèo tại Mỹ, mỗi năm lại tập trung vào những yếu tố cụ thể khác nhau (ví dụ, bản báo cáo năm 2018 nói về những đế chế giàu có). Bản báo cáo năm nay nói về các tỷ phú hưởng lợi từ đại dịch virus corona. Để đưa ra các số liệu và kết luận, Collins và các đồng tác giả khác đã nghiên cứu danh sách tỷ phú thế giới thường niên của Forbes, cũng như các danh sách theo dõi hàng ngày từ cả Forbes và Bloomberg.

Các tỷ phú Mỹ bỏ túi thêm 280 tỷ USD kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu - Ảnh 2.

Forbes phải chọn ra thời điểm để lấy số liệu tài sản ròng cho danh sách của họ, và họ đã chọn ngày 18/3; danh sách được hoàn thành vào ngày 7/4. " Chúng tôi ngay lập tức nghiên cứu nó và nhận ra rằng, mới chỉ 3 tuần sau thôi, câu chuyện đã thay đổi nhanh chóng " – Collins nói. " Đại dịch thực sự ảnh hưởng đến các tỷ phú; tài sản của họ giảm so với năm ngoái nếu xét trên toàn cầu, và nếu xét ở Mỹ, chỉ trong 3 tuần, họ đã vượt qua được số tài sản tích lũy năm ngoái và hiện đang hướng đến những cột mốc mới ".

Ví dụ về sự bất bình đẳng trong thời buổi đại dịch này còn một lần nữa nhấn mạnh một số quan điểm mà viện nghiên cứu từ lâu đã đưa ra về hố sâu bất bình đẳng và chúng đã ăn sâu vào xã hội ra sao. " Bất bình đẳng là tình trạng đã tồn tại sẵn của nước Mỹ " – Collins nói. " Khi đại dịch xảy ra, xã hội đã rất phân cực rồi, và không may là chúng ta không hề muốn sau khi đại dịch kết thúc, tình hình càng phân cực hơn nữa ".

Một phát hiện quan trọng của báo cáo là sau khủng hoảng kinh tế 2008, chưa đầy 30 tháng sau, tài sản của giới tỷ phú đã trở lại mức trước khủng hoảng. Tài sản của họ nhanh chóng vượt qua mức trước 2008. Nhưng đến năm 2019, tầng lớp trung lưu ở Mỹ thậm chí vẫn chưa thể hồi phục đến mức tài sản ròng của họ vào năm 2007. " Mọi người đối phó với đại dịch với tình trạng kinh tế vẫn bị ảnh hưởng từ sau cuộc đại khủng hoảng " – ông nói.

Để giải quyết vấn đề, các tác giả kêu gọi thiết lập một Ủy ban Giám sát Trục lợi Đại dịch, một Đạo luật Minh bạch Doanh nghiệp nhằm ngăn chặn hoạt động che giấu tài sản, và một khoản Phụ thuế Thu nhập Triệu phú khẩn cấp 10%, cùng nhiều hành động khác.

Collins đặc biệt thích ý tưởng về một kế hoạch Kích thích Từ thiện, một kế hoạch có thể giúp chuyển khoảng 1,2 nghìn tỷ USD vốn đang không được sử dụng trong các tổ chức tư nhân, và khoảng 120 triệu USD khác trong các quỹ tư vấn, đến tay những người đang thực sự cần. Các tổ chức tư nhân hiện được đề nghị phải trả chỉ 5% thuế mỗi năm, và số tiền đó có thể bao gồm cả chi phí hoạt động; trong khi đó các quỹ tư vấn thì không cần, do đó không có gì khích lệ họ chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện đang cần cả.

" Các nhà tài trợ giàu có đã tận dụng các điều khoản giảm thuế, và nay thì tiền cứ nằm yên ở đó… Nếu họ đang dành tiền cho một ngày mưa, thì họ nên nhìn ra ngoài cửa sổ. Trời đang mưa rất nặng hạt " – ông nói. " Đã đến lúc hoàn thành phần thứ hai của lời hứa. Họ đã được giảm thuế; bây giờ hay chuyển tiền đến các tổ chức từ thiện cộng đồng đang hoạt động để giải quyết các vấn đề cấp bách, những tổ chức đang lo ngại sẽ phải đóng cửa vì thiếu kinh phí …"

Một số tỷ phú đã hiến tặng những khoản tiền lớn trong quãng thời gian diễn ra đại dịch, nhưng Collins nói chúng ta không thể cho phép những hành động từ thiện đó khiến người ta quên đi sự bất bình đẳng. " Từ thiện thực sự không phải là một sự thay thế cho một hệ thống thuế công bằng, và một mạng lưới an toàn công cộng được tài trợ đầy đủ " – ông nói.

Đối với hàng triệu người Mỹ đang chật vật kiếm tiền trả các khoản nợ, mua sắm thức ăn, và cố gắng sống sót qua đại dịch, Collins nói rằng đại dịch đã cho thấy sự thật đau lòng về một xã hội bất bình đẳng. Nhưng ông cũng thấy rằng quãng thời gian này như một sự thức tỉnh. " Điều tốt là hầu hết mọi người đều hiểu. Họ thực sự hỗ trợ các chính sách công có thể đưa chúng ta theo một hướng đi mới ", như thuế đối với người giàu, hay thuế thừa kế lũy tiến, hoặc thậm chí là mức lượng tôi thiểu 15 USD đối với các nhân viên tạp hóa và những người lao phiên dịch động khác. " Các chính trị gia của chúng ta có thể nắm bắt được công chúng khi tìm cách giải quyết tình trạng bất bình đẳng này ".

Tham khảo: FastCompany

Từ 'làm giàu không khó' đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào?

Suốt nhiều năm, công việc hàng ngày của Zhu Nini là ngụp lặn trong thiên đường thời trang ở Dongdaemun - một trong các ngôi chợ nổi tiếng nhất Seoul. Cô cầm gậy tự sướng, live-stream cho khoảng 100.000 fan của mình ở Trung Quốc và giúp họ mua hàng theo ý thích.

Cuộc sống Hàn Quốc của Zhu, 32 tuổi, đã chấm dứt bất ngờ từ tháng 1 vừa rồi, khi cô bay về Vũ Hán để ăn Tết cùng gia đình. Sau đó chỉ vài ngày, thành phố 11 triệu dân đóng cửa hoàn toàn do bùng phát dịch Covid-19. Đến nay Vũ Hán đã hết phong tỏa nhưng Zhu, cũng như hàng ngàn tay buôn chuyên nghiệp khác của Trung Quốc, vẫn chưa thể ra nước ngoài.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 1.

Một chuyến săn hàng của Zhu Nini ở Hàn Quốc

"Đại dịch đã khiến nhiều ngành công nghiệp lâm vào cảnh túng quẫn, cạn kiệt nguồn lực và chật vật để sinh tồn - daigou chắc chắn nằm trong nhóm này" - Zhu cho biết.

Nghề daigou ở xứ Trung: Từ kiếm tiền nhanh đến thu nhập bị chững lại

Daigou là những người Trung Quốc ra nước ngoài săn hàng rồi về bán lại ở đại lục. Các mặt hàng bao gồm từ đồ xa xỉ đến sữa bột trẻ em - vốn hiếm có khó tìm, không đa dạng chủng loại hay có giá bán cao ở Trung Quốc sau khi nhập khẩu. Daigou từ lâu được xem là phiên dịch một "thị trường màu xám" do sử dụng nhiều phương thức khác nhau, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để tránh thuế nhập khẩu khi chuyển hàng về nước.

Thị trường này ước tính cung cấp việc làm cho 1 triệu người và tạo ra nhiều tỷ USD mỗi năm. Năm 2014, cứ 10 sản phẩm xa xỉ bán cho người Trung Quốc thì 4 sản phẩm là do daigou mua, theo hãng tư vấn Bain & Company. Trong đó, Hàn Quốc là tọa độ tập trung nhiều daigou nhất do nổi tiếng với các sản phẩm làm đẹp và thời trang.

Tuy nhiên, việc giao thương đã đột ngột dừng lại khi các quốc gia hạn chế di chuyển, bắt buộc cách ly đối với người nhập cảnh và đóng cửa nhiều cửa hàng mua sắm, thậm chí ngừng vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 2.

Thiên đường mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc trở nên ảm đạm giữa đại dịch (Ảnh: Newsis/Xinhua)

Được biết, có 2 nhánh daigou ở Trung Quốc. Một là daigou địa phương, chuyên "nằm vùng" ở nước ngoài và gửi hàng về nước. Hai là những daigou "tiền tươi thóc thật", bay qua bay về liên tục giữa Trung Quốc và điểm đến quốc tế rồi trực tiếp xách tay hàng hóa. Điểm chung của họ là đều chịu khủng hoảng giữa đại dịch.

Chen Yuanyuan thuộc nhóm thứ hai. Suốt nhiều năm, cô canh vé máy bay giá rẻ đến Hàn Quốc, mua sắm nào là son môi, mặt nạ, sản phẩm dưỡng da... ở cửa hàng miễn thuế. Cách tiếp cận gọn gàng và chi phí thấp của Chen giúp cô vượt qua nhiều cuộc biến động của thị trường daigou, ví dụ như sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử hay luật thương mại năm 2009, theo đó thắt chặt quy định thuế dành cho daigou.

Kể từ khi trở về thành phố Hạ Môn đón năm mới, Chen đã mắc kẹt ở quê nhà suốt hàng tháng nay. Cô vốn làm công ăn lương, chỉ xem daigou như một nghề tay trái nên không dại gì mạo hiểm ra nước ngoài lúc này.

Hành khách di chuyển giữa Trung - Hàn đều phải cách ly 2 tuần, cả đi lẫn về tổng cộng cách ly đúng 1 tháng. Những ai vi phạm đều bị xử lý rất nặng. Vào tháng 3, Bắc Kinh đã tạm giữ 36 daigou về từ Hàn Quốc để theo dõi y tế. Cảnh sát địa phương cũng cho 50 daigou khác vào "danh sách đen" cấm di chuyển hàng không, khiến họ không thể rời khỏi Trung Quốc.

"Mỗi ngày đều có rất nhiều khách hàng hỏi tôi chừng nào mới bay sang Hàn Quốc. Tôi bảo họ 'đến khi đại dịch này đã được kiểm soát trên toàn cầu'. Tôi vẫn đang có nhiều khách hàng và đơn hàng mới, nhưng vì không thể di chuyển nên chuyện làm ăn đã dở dang hết" - Chen cho biết.

Những daigou ở trời Tây cũng chật vật không kém, thị trường này sẽ sụp đổ?

Những daigou sinh sống ở nước ngoài cũng đang lâm vào cảnh khánh kiệt. Họ không lo lắng về việc di chuyển và cách ly, thế nhưng hiện giờ các dịch vụ vận chuyển lại đang hoạt động cầm chừng.

Long, một người chuyên săn hàng cao cấp ở Paris, cho biết việc chuyển hàng đang rất gian nan. Một kiện hàng từng có thể chuyển trực tiếp giữa Pháp với Trung Quốc, giờ đây phải đi qua các điểm trung gian như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và nhiều thành phố khác nhau ở xứ Trung trước khi đến tay người nhận. "Bình thường chỉ sau 7-10 ngày là khách hàng đã có được sản phẩm, nhưng bây giờ mất 3 tuần" - Long nói.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 3.

Các dịch vụ giao hàng, logistics chỉ bắt đầu phục hồi ở Trung Quốc vài tuần nay (Ảnh: Sixth Tone)

Long còn lo lắng cho sức khỏe của mình. "Vào đầu tháng 1, tôi đã nghe rằng 3 người nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Paris là du khách từng mua sắm ở nhiều trung tâm thương mại" - Long nói. Từ đó, cô cảm thấy những cửa tiệm xa xỉ như Balenciaga, Chanel hay Gucci trở nên đáng sợ hơn vì có thể tập trung nhiều người nước ngoài.

Đến giữa tháng 3, Paris đã cho đóng cửa hoàn toàn các điểm mua sắm. Lúc đó, Long cũng đổi tên tài khoản WeChat của mình thành "Khu thương mại đóng cửa rồi", nhắc nhở các khách hàng hãy thôi ý định mua sắm giữa tình hình hiện tại.

"Nếu có bất kỳ daigou nào ở Pháp, Anh, Ý nói rằng họ vẫn đang xếp hàng mua đồ cho bạn, hãy hủy kết bạn đi nhé. Chuyện đó là không thể" - Long cho biết.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 4.

Các cửa hàng xa xỉ đều đã đồng loạt đóng cửa ở Anh, Pháp, Ý... khi đại dịch Covid càn quét châu Âu (Ảnh: AFP/Xinhua)

Không chỉ nguồn thu nhập về mức 0 nhanh chóng, các daigou còn gánh chịu hậu quả kinh tế dai dẳng. Thói quen mua sắm của khách hàng có thể sẽ thay đổi mãi mãi sau đại dịch. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các daigou vốn đang khốc liệt hơn bao giờ hết do bùng nổ nền tảng live-stream. Chỉ những ai thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng, bắt trend nhanh nhạy thì mới có thể tồn tại.

Ví dụ như Zhu Nini ở Vũ Hán, cô cho biết vào năm 2017, mình có thể kiếm lời tới 60 tệ (200 nghìn đồng) cho một chiếc áo thun. Nhưng hiện giờ, lãi được 10 tệ đã là may mắn rồi. "Những daigou có lượng người theo dõi cao và bán ra cỡ 10.000 sản phẩm/ngày vẫn có thể kiếm được khối tiền. Nhưng các tân binh trong ngành này thì khó mà trụ vững" - Zhu nhận xét.

Một buổi live-stream bán hàng của Zhu Nini

Hiện tại, Zhu đang tập trung kết nối với những khách hàng trung thành và có hầu bao dày. Nhưng nếu thời gian tới vẫn không thể mở rộng được tệp khách hàng, Zhu khó mà tiếp tục công việc daigou thêm nữa. "Đại dịch đã khiến cả thị trường chao đảo, và có lẽ tôi cũng không vượt qua được".

(Theo Sixth Tone)

Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

Hòa bình ló rạng ở Đông Ukraine

“Bộ Tứ” họp lần 3

Ngày 22/4, Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cho biết, ông sẽ tiến hành hội nghị trực tuyến vào tuần tới với 3 người đồng cấp Nga, Ukraine và Pháp nhằm duy trì tiến trình hòa bình ở miền Đông Ukraine .

“Tôi đã thảo luận với ba người đồng cấp trong nhóm bốn bên trong những ngày gần đây và tất cả nhận thấy nhiều điểm trong các quyết định, được đưa ra tại Hội nghị thượng đỉnh 4 nước Đức, Nga, Ukraine và Pháp tháng 12 năm ngoái ở Paris, vẫn chưa được thực thi” - theo Hãng tin RFERL.

Hãng tin RFERL cũng dẫn lời ông Mass cho rằng, điều quan trọng hiện nay là phải tạo ra một xung lực mới cho những quyết định cũng như việc thực thi các quyết định này.

Truyền thông Đức dù dẫn lời ông Mass song chưa có được thời điểm chính xác và cụ thể sẽ tiến hành hội nghị. “Nó (hội nghị-PV) có thể diễn ra vào tuần tới”.

Trong khi chờ đợi hội nghị diễn ra, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin để thảo luận các vấn đề nóng của quốc tế, trong đó có giải pháp cho cuộc xung đột tại miền Đông Ukraine.

Theo Văn phòng Thủ tướng Đức, trong Tuyên bố chung đưa ra sau cuộc điện đàm, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi và xem xét chi tiết các vấn đề liên quan đến các giải pháp dàn xếp cuộc xung đột nội bộ Ukraine.

“Đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của việc tuân thủ thỏa thuận Minsk, cũng như các quyết định đạt được tại Hội nghị thượng đỉnh nhóm “Bộ Tứ Normandy” giữa các nhà lãnh đạo Nga, Ukraine, Đức và Pháp vào tháng 12/2019” -Truyền thông Đức nói.

Vào thời điểm đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã có cuộc đối thoại trực tiếp và tham gia một cuộc họp báo chung ở Paris (Pháp) về quá trình giải quyết xung đột miền Đông Ukraine.

Lãnh đạo của bốn nước đã thống nhất thực hiện các biện pháp tức thời để ổn định tình hình miền Đông Ukraine, tiếp tục trao đổi tù nhân, tạo thêm các khu vực an toàn và các điểm giao cắt mới cho phép dân thường đi qua ranh giới ngăn cách Donetsk và Lugansk với phần còn lại của Ukraine.

Nếu hội nghị tuần tới diễn ra theo đúng dự kiến, sẽ là cuộc họp lần thứ 3 giữa nhóm “bộ Tứ” có quyền và lợi ích tại khu vực miền Đông Ukraine.

Lần đầu tiên hội nghị thượng đỉnh của nhóm “Bộ Tứ” Normandy về tình hình Ukraine được tiến hành là vào năm 2016 tại thủ đô Berlin của Đức mà các cam kết đưa ra chưa được thực hiện đầy đủ.

"Công thức Steinmeier"

Hội nghị tháng 12/2019 đã đạt được một thỏa thuận quan trọng cho tiến trình hòa bình miền Đông Ukraine theo “Công thức Steinmeier”.

Được đặt tên theo cựu Bộ trưởng Ngoại giao Đức, “Công thức Steinmeier” kêu gọi tổ chức bầu cử tại Donetsk và Lugansk nhằm trao quyền tự trị cho khu vực này.

Nhóm các nhà lãnh đạo cũng đồng ý về việc cần thiết phải đưa “Công thức Steinmeier” vào hệ thống pháp chế của Ukraine. Sự đồng thuận về một “Công thức Steinmeier” có cả nhất trí cao của Tổng thống Nga Putin – một người vốn có quan điểm cứng rắn về vấn đề Ukraine, kiên quyết bảo đảm các quyền và lợi ích của Nga trong khu vực.

“Chúng ta cần đảm bảo rằng người dân sẽ không còn phải xếp hàng dài nữa, và có thể dễ dàng vượt qua ranh giới”- Hãng tin Reuters dẫn lời ông Putin cho biết.

“Những thỏa thuận của chúng ta phải nhắm đến mục đích cuối cùng là cải thiện cuộc sống của dân thường ở khu vực này. Không phải trong tương lai, mà là ngay bây giờ.”

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine - ông Zelensky nhấn mạnh các cuộc bầu cử kiểu này phải được thực hiện theo luật pháp của Ukraine và chỉ khi nào lực lượng quân sự nước ngoài rút khỏi Donetsk – Lugansk nó mới diễn ra.

Ba nhà lãnh đạo bao gồm Nga, Đức và Pháp dường như không đồng tình với điều kiện của Zelensky.

Tuy nhiên, Tổng thống Ukraine nói ông tin chắc vấn đề có thể được giải quyết tại các cuộc họp trong tương lai.“Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng tuân theo tất cả các thỏa thuận. Nhưng đây là vấn đề có qua có lại”- ông Zelensky khẳng định.

Trong một diễn biến mới trước khi diễn ra hội nghị của nhóm “Bộ Tứ”, các lực lượng Chính phủ Ukraine và lực lượng đòi độc lập ở miền Đông tại khu vực Luhansk và Donetsk đã tiến hành các cuộc trao đổi 34 tù nhân - cuộc trao đổi tù nhân lần 3 trong vòng 3 tháng giữa hai bên.

Xung đột ở Đông Ukraine xảy ra kể từ năm 2014 cho đến nay.

Ronaldo và những ngày không quên ở MU (kỳ cuối): Dám làm Ro điệu khóc nhè, một huyền thoại bị tống ra đường

Như chúng ta đã biết, Cristiano Ronaldo ngày một trưởng thành, tiết chế những pha xử lý rườm rà và chú trọng sự hiệu quả. Anh cũng bắt đầu ý thức rõ ràng về các bàn thắng để thường xuyên tìm kiếm nó.

Cùng lúc ấy, có một người tỏ ra khó chịu. Đó là Ruud Van Nistelrooy. Trong nhiều năm, tiền đạo người Hà Lan là ngôi sao số một, cũng là cây làm bàn chính của đội.

Thường thì các đồng đội có nghĩa vụ phục vụ, cung cấp các đường chuyền tốt để anh ta đưa nó vào lưới. Nhưng bây giờ Ronaldo làm đảo lộn mọi thứ. Thay vì chuyền cho Van Nistelrooy, anh thích rê qua các hậu vệ, cắt vào trung lộ rồi tung ra cú dứt điểm.

Ronaldo và những ngày không quên ở MU (kỳ cuối): Dám làm Ro điệu khóc nhè, một huyền thoại bị tống ra đường - Ảnh 1.

Ronaldo và Van Nistelrooy từng có mối quan hệ gần gũi trong thời gian đầu.

"Tôi không thể chơi nổi với thằng nhóc này. Nó thậm chí không hề có ý định tạt bóng", Van Nistelrooy hét lên vào mỗi buổi tập.

Lưu ý rằng khi Ronaldo mới đến MU, anh kết thân ngay với Van Nistelrooy và mối quan hệ giữa họ khá gần gũi. Trước tuyên bố "sẽ trở thành cầu thủ xuất sắc nhất thế giới" của Ronaldo, người đàn anh cho rằng "cậu bé này thật biết cách mơ mộng". Tuy vậy, anh tôn trọng giấc mơ đó và sẵn sàng hỗ trợ những gì cần thiết.

Nhưng Van Nistelrooy là một người ám ảnh với các bàn thắng. Nếu không ghi bàn, cho dù đội thắng 4-0 anh vẫn đau khổ và dằn vặt bản thân. Vì vậy, khi Ronaldo làm ảnh hưởng tới điều đó, tình bạn bị gạt sang một bên.

Theo trí nhớ của Rio Ferdinand, một vài lần tiền đạo đã ghi 150 bàn cho MU nói rằng sẽ không chơi nếu có Ronaldo đá chính. "Kiểu này tốt nhất tôi nghỉ, bởi nó có chuyền đâu", Van Nistelrooy lẩm bẩm.

Ronaldo và những ngày không quên ở MU (kỳ cuối): Dám làm Ro điệu khóc nhè, một huyền thoại bị tống ra đường - Ảnh 2.

Mọi thứ sẽ hoàn hảo với Van Nistelrooy nếu Ronaldo an phận là kẻ phục vụ anh.

Điều càng làm anh ta bực bội hơn là Sir Alex Ferguson cùng trợ lý Carlos Queiroz cũng chẳng có ý định thay đổi điều đó. Trái lại, họ còn khuyến khích Ronaldo dứt điểm nhiều hơn, như việc Fergie khích tướng cậu học trò nhỏ bằng cách treo thưởng 400 bảng nếu chạm mốc 15 bàn. Sau này Ronaldo cũng tri ân Sir Alex, bởi ông giúp anh nhận ra tiềm năng ghi bàn, thay vì chỉ rê và chuyền.

Trước trận cuối gặp Charlton ở mùa giải 2005/06, trên sân tập, Van Nistelrooy cáu tiết đá Ronaldo một cú đau điếng, sau đó quát lên: "Làm sao, mày tính làm gì, đi kể với bố mày ấy".

Thật ra ý của Van Nistelrooy muốn ám chỉ đến "ông bố" Carlos Queiroz hay Sir Alex, những người rất mực cưng chiều Ronaldo. Anh không để ý tới việc ông bố đẻ của Ronaldo, Dinis Aveiro, vừa mới mất vì bệnh gan. Ronaldo đã làm mọi cách để cứu ông nhưng vô hiệu.

Vốn đã mau nước mắt, lại bị lời nói như đâm vào tim, Ronaldo òa khóc nức nở. Nhìn thấy cảnh tượng ấy, trung vệ Ferdinand đã tiến lại và tặng luôn Van Nistelrooy một cước. Tiền đạo người Hà Lan đấm trả nhưng Ferdinand tránh kịp. Sự can thiệp của các đồng đội khiến vụ ẩu đả lớn không xảy ra. Trợ lý Queiroz yêu cầu Van Nistelrooy phải thể hiện sự tôn trọng với tất cả những người có mặt trên sân, song anh ta nói rằng "chẳng ai đáng để tôn trọng ở đây cả".

Ronaldo và những ngày không quên ở MU (kỳ cuối): Dám làm Ro điệu khóc nhè, một huyền thoại bị tống ra đường - Ảnh 3.

Ronaldo và Van Nistelrooy trong một buổi tập tại Carrington.

Sau buổi chiều hôm ấy, Van Nistelrooy không chơi thêm một trận nào nữa cho MU. Anh bị loại khỏi trận đấu với Charlton, tiếp tục ngồi ngoài trong trận chung kết League Cup. Qua mùa hè, tiền đạo ghi nhiều bàn thắng thứ 11 trong lịch sử MU bị bán rẻ cho Real Madrid.

Qua Real, Van Nistelrooy vẫn duy trì thành tích làm bàn ấn tượng. Nhưng bước sang mùa thứ 4 (2009/10), anh chỉ kịp chơi 1 trận trước khi bị đẩy sang Hamburg. Lý do là khi ấy đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha đã kiếm được một siêu sao mới, chính là… Ronaldo.

Mặc dù vậy, Ronaldo không phải kẻ thù dai. Trong một cuộc phỏng vấn vào năm ngoái, siêu sao 5 lần đoạt Quả bóng Vàng nói rằng "để đạt đến đẳng cấp hiện tại, tôi đã học hỏi từ những đàn anh ở MU như Ryan Giggs, Paul Scholes, Rio Ferdinand và Van Nistelrooy".

Sau nhiều năm, Ronaldo vẫn là chàng trai tốt bụng và mơ mộng mà Van Nistelrooy từng biết.

Tỷ phú "bạo chi" ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt

Trong làng bóng đá Việt Nam , nhiều năm qua tồn tại 2 ông bầu rất được trọng vọng vì những cống hiến không ngừng nghỉ. Đấy chính là bầu Đức và bầu Hiển. Trong khi bầu Đức thường xuyên gây ồn ào trước truyền thông thì dịch thuật số lần trả lời báo chí của bầu Hiển chỉ đếm trên đầu ngón tay.

Song, dù cố gắng làm "chìm" mình xuống bằng cách ít xuất hiện thì bầu Hiển vẫn rất nổi. Bởi lẽ so với bầu Đức, ông không kém chút nào về độ "bạo tay" tiêu tiền cho bóng đá . Và về mặt công lao, ông cũng có những đóng góp cực kì ấn tượng.

"LÒ" ĐÀO TẠO HÀ NỘI

Mùa 2019, Hà Nội FC vô địch V.League với 17/28 cầu thủ được gắn mác tự đào tạo. Ở Hà Nội FC, người ta không thấy một trung tâm, hay Học viện bóng đá rõ ràng như HAGL, Viettel hay PVF.

Thay vào đó, Hà Nội FC lấy nguồn cầu thủ trẻ từ lò Gia Lâm (thuộc hệ thống đào tạo bóng đá trẻ của Trung tâm huấn luyện và thi đấu TDTT Hà Nội) và Trung tâm bóng đá T&T VSH tại Cửa Lò, Nghệ An. Tất cả đều có bóng dáng bầu Hiển đứng phía sau.

Không nổi đình nổi đám nhưng chất lượng đào tạo trẻ của Hà Nội FC đang được đánh giá rất cao. Bằng chứng là những tài năng sáng giá bậc nhất bây giờ, như Quang Hải, Duy Mạnh, Văn Hậu, Đức Huy... đều do lò Hà Nội vun đắp thành tài.

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 1.

NGÔI Á QUÂN CHÂU LỤC, CHỨC VÔ ĐỊCH SEA GAMES VÀ AFF CUP

Nếu phải chỉ là một thế lực góp công lớn nhất trong thành công của HLV Park Hang-seo tại Việt Nam thì đó phải là Hà Nội FC. Trong các đợt tập trung của thầy Park, Hà Nội FC luôn đóng góp nhân số nhiều bậc nhất và đa phần đều đá chính. Những Duy Mạnh, Đình Trọng, Văn Hậu, Quang Hải... đều là những cái tên rất khó thay thế với HLV Park Hang-seo.

Dĩ nhiên, sự tỏa sáng của các cầu thủ đa phần là nhờ chính họ. Nhưng nếu không có ông bầu Đỗ Quang Hiển đứng sau, tạo môi trường rèn luyện khi họ còn trẻ và môi trường sinh hoạt, thi đấu khi họ trưởng thành, sẽ không có những Quang Hải, Duy Mạnh của ngày hôm nay.

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 2.

ĐẾ CHẾ HÀ NỘI FC VÀ TRANH CÃI "MỘT ÔNG CHỦ NHIỀU ĐỘI BÓNG"

Mùa 2019, Hà Nội FC suýt chút nữa giành được tấm vé dự trận Chung kết cuối cùng của AFC Cup. Việc các CLB trong nước chơi tốt tại giải châu lục hay không mang ý nghĩa rất quan trọng. Vì nó là một phần trong phép đo xem nền bóng đá ấy có phát triển hay không.

Nhiều năm qua, các CLB Việt Nam không có thành tích tốt ở giải châu Á và khiến V.League bị xem nhẹ đi nhiều. Vì thế, những chiến tích của Hà Nội FC như năm 2019 là vô cùng đáng khích lệ.

Trong bối cảnh nhiều ông bầu không còn đầu tư mạnh vào V.League, việc bầu Hiển vẫn dồn sức để tạo nên đế chế Hà Nội FC rất quan trọng. Sẽ thế nào nếu một giải đấu không tìm được ít nhất một CLB biểu tượng, một CLB có đủ sức mạnh để chinh chiến nơi xa?

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 3.

Những TP.HCM, Than Quảng Ninh thay mặt bóng đá Việt Nam đi dự AFC Cup năm nay. Họ cũng là các tập thể mạnh, nhưng rõ ràng chưa thể mang tính biểu tượng cho giải đấu giống Hà Nội FC hiện tại, hay là Bình Dương, HAGL trong quá khứ.

Một vấn đề khác liên quan tới bầu Hiển là tranh cãi "một ông chủ nhiều đội bóng". Bầu Hiển được cho là đứng sau tài trợ nhiều CLB khác ngoài Hà Nội FC và từ đó, có chi phối cùng lúc nhiều CLB tại V.League. Chưa kể chuyện bầu Hiển có thật sự thao túng các CLB hay không, nhưng việc này tạo ra đồn thổi không hay và khiến nhiều CLB lung lay niềm tin vào sự công bằng của V.League.

Nhưng nhìn ở một khía cạnh khác, người ta đặt ra câu hỏi, nếu không có bầu Hiển tài trợ, liệu những CLB kia có thể tiếp tục tồn tại, tiếp tục thi đấu ở V.League hay sẽ giải thể giống nhiều CLB khác? Những tranh cãi vẫn chưa bao giờ dừng lại, nhưng có thể thấy, nhờ bầu Hiển mà nhiều CLB vẫn có thể sống được và tiếp tục cống hiến cho NHM.

MỜI MAN CITY ĐẾN VIỆT NAM

Năm 2015, NHM Việt Nam bất ngờ đón tin vui là Man City đến Việt Nam thi đấu giao hữu. Sự kiện này nhanh chóng thu hút NHM bởi lẽ The Citizens đang sở hữu những siêu sao sáng bậc nhất của thế giới, là thế lực cực mạnh ở Premier League.

Khi đó, bầu Hiển được cho là đã tốn 1 triệu bảng (quy đổi thời đó là khoảng 34 tỷ đồng) để nhận được cái gật đầu của đối tác. Sau sự kiện này, ông cũng chia sẻ tương lai có thể còn mời nhiều CLB danh tiếng khác, như Barcelona.

Tỷ phú bạo chi ngang bầu Đức và cánh tay lớn nâng tầm bóng đá Việt - Ảnh 4.

Tất nhiên, vụ mời Man City đến Việt Nam của bầu Hiển chưa thật sự trọn vẹn. Vì còn những điều tiếng đồn thổi CLB Anh thiếu thiện cảm, dẫn tới phản ứng tiêu cực của fan Việt Nam. Hay chuyện đọc diễn văn quá lâu, khiến cầu thủ Việt Nam lẫn Man City phải đứng dưới sân gần 15 phút cũng lên mặt báo quốc tế...

Chia sẻ với Thanh Niên về những áp lực thời gian đó, bầu Hiển từng phải thốt lên đầy mệt mỏi: "Tôi nghĩ Việt Nam không ít doanh nghiệp tâm huyết, đủ khả năng mang những CLB nổi tiếng sang du đấu ở ta, nhưng chúng ta vẫn còn quá nhiều rào cản. Dư luận chưa chia sẻ, truyền thông vẫn chưa thấu hiểu nỗ lực của chúng tôi. VFF dù cố gắng nhưng vai trò chủ đạo vẫn còn chưa rõ nét. Công tác đón tiếp, các hoạt động xã hội chưa phối hợp chặt chẽ.

Thú thực, nếu không nghĩ đến cái chung của nền bóng đá, đến khán giả yêu mến  bóng đá Anh , có lẽ tôi đã không đủ nhiệt huyết để mời gọi Man City sang. Tôi không phủ nhận thương vụ này làm tôi rất mệt mỏi vì thiếu sự chia sẻ" .

NHỮNG CƠN MƯA TIỀN "THƯỞNG NÓNG" ĐỂ KÍCH THÍCH TINH THẦN CẦU THỦ

Thật khó thống kê bầu Hiển đã thưởng nóng các CLB, các cấp ĐTQG Việt Nam bao hiêu tiền. Ví dụ khi Việt Nam thắng Malaysia 2-0 ở vòng bảng AFF Cup 2018, bầu Hiển đã thưởng nóng 500 triệu đồng.

Hay khi U22 Việt Nam vô địch SEA Games 2019, bầu Hiển đã thưởng ngay 2 tỷ đồng. Với tuyển nữ - những người cũng vô địch SEA Games 2019, bầu Hiển thưởng số tiền tương tự, 2 tỷ đồng.

Một chi tiết quan trọng về SEA Games là bầu Hiển đã kiên quyết đàm phán với Heerenveen, phải chấp nhận nhả Văn Hậu về đá Đại hội thể thao ĐNÁ thì mới đồng ý cho mượn sang Hà Lan.

So với bầu Đức, những cống hiến của bầu Hiển chẳng hề kém chút nào dù có phần âm thầm hơn. Bóng đá Việt Nam may mắn khi có những ông bầu đầy tâm huyết như thế. Nếu chúng ta có thêm những bầu Đức, bầu Hiển thì bóng đá Việt Nam sẽ ngày càng hùng mạnh.

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC

Theo các nguồn tin của trang DigiTimes, công ty HiSilicon, bộ phận thiết kế chip của Huawei, đã đặt hàng gia công chip 14nm với công ty Semiconductor Manufacturing International (SMIC), nhà gia công chip hàng đầu Trung Quốc.

dịch thuật

Bộ xử lý smartphone Kirin 710 của HiSilicon được sản xuất bằng quy trình 12nm của TSMC và ra mắt từ giữa năm 2018. Còn có những tin đồn cho biết HiSilicon đang có kế hoạch ra mắt một biến thể khác của Kirin 710, bao gồm Kirin 710A. Biến thể này dự kiến sẽ được sản xuất dựa trên tiến trình 14nm FinFET và vì vậy, HiSilicon cần một hãng gia công chip để sản xuất bộ xử lý này và hãng đó có thể là SMIC, thay vì TSMC như thường lệ.

Hãng gia công chip Trung Quốc giành đơn hàng chip 14nm từ tay TSMC - Ảnh 1.

Nếu báo cáo của DigiTimes là đúng, SMIC đã đạt được một bước tiến không nhỏ so với TSMC, khi hãng gia công chip Đài Loan đang là nhà cung cấp chính cho HiSilicon. Thay đổi này có thể là một dấu hiệu cho thấy tiến trình 14nm FinFET của SMIC đã đạt đến mức độ ngang ngửa với tiền trình tương đương của TSMC.

Hơn nữa, vì chính phủ Mỹ hoàn toàn có khả năng ngăn TSMC không bán chip cho Huawei, nên công ty Trung Quốc này lại càng có thêm lý do để chuyển một phần việc sản xuất chip sang cho công ty đồng hương với mình.

Tiến trình sản xuất 14nm FinFET thế hệ đầu của SMIC đã được vận hành từ quý 4 năm 2019. Báo cáo tài chính của hãng gia công chip này cho thấy, tiến trình này mới chỉ đóng góp 1% vào tổng doanh thu trong Quý 4 của công ty, tuy nhiên SMIC đang có kế hoạch tăng cường hoạt động sản xuất tiến trình này trong năm nay.

Cho dù hiện tại, SMIC dường như chỉ là một kẻ tí hon so với người khổng lồ như TSMC, nhưng không thể đánh giá thấp tiềm năng của hãng gia công chip Trung Quốc này. SMIC đang có kế hoạch bỏ qua hoàn toàn tiến trình 10nm để chuyển thẳng lên tiến trình 7nm. Công ty dự kiến bắt đầu sản xuất thử tiến trình 7nm vào cuối năm 2020.

Hiện tại quy trình sản xuất EUV của TSMC đã chạy ổn định. HiSilicon được cho đang là một trong các khách hàng sử dụng quy trình EUV này của TSMC, tuy nhiên, điều đó sẽ phụ thuộc vào quyết định của chính phủ Mỹ có chặn TSMC bán hàng cho Huawei hay không.

Hiện tại chính phủ Trung Quốc vẫn đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và tự chủ trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng. SMIC là một trong những mảnh ghép quan trọng đối với ngành công nghiệp chip Trung Quốc cũng như mục tiêu tự chủ mà nước này nỗ lực nhiều năm qua.

Tham khảo Tomshardware

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C

Giáo sư Remi Charrel cùng các cộng sự ở Đại học Aix-Marseille, miền Nam nước Pháp (AMU) vừa tiến hành nghiên cứu, đưa các mẫu SARS-CoV-2 vào môi trường có nhiệt độ lên tới 60 độ C (140 độ F) trong vòng 1 giờ thấy nhiều virus vẫn có thể nhân bản. Các nhà khoa học đã cấy chủng virus cô lập được từ một bệnh nhân ở Berlin (Đức) vào tế bào thận của khỉ mông xanh châu Phi. Các tế bào này sau đó được đưa vào 2 ống đại diện cho 2 môi trường, gồm môi trường “sạch” và môi trường “bẩn” có chứa các tế bào động vật mô phỏng tình trạng ô nhiễm sinh học qua các mẫu xét nghiệm thực tế. Sau khi dịch thuật gia nhiệt, các chủng virus trong môi trường sạch ngừng hoạt động hoàn toàn, trong khi đó một số chủng virus trong môi trường bẩn vẫn sống.

SARS-CoV-2 chịu nhiệt độ…trên 90 độ C - Ảnh 1.

SARS-CoV-2 có thể chịu nhiệt độ tới… trên 90 độ C.

Phương pháp gia nhiệt nóng tới 60 độ C dài 1 giờ đồng hồ từng được nhiều phòng thí nghiệm áp dụng để loại bỏ nhiều virus chết người, kể cả Ebola. Nhưng đối với SARS-CoV-2, mức nhiệt này chỉ đủ tiêu diệt chúng trong các mẫu ít virus, chưa đủ để kiểm soát các mẫu có lượng virus cao. Thậm chí tăng nhiệt độ lên 92 độ C (trên 197 độ F), duy trì trong vòng 15 phút mới có thể tiêu diệt virus hoàn toàn. Tuy nhiên, mức nhiệt cao như vậy có thể phá hủy cấu trúc RNA của virus và làm giảm độ nhạy xét nghiệm. Vì lý do này, nhóm đề tài đề xuất sử dụng hóa chất thay vì nhiệt độ cao để diệt virus và đảm bảo an toàn cho con người trong phòng thí nghiệm cũng như hiệu quả tìm kiếm virus.

Đánh giá về phát hiện trên, xuất hiện nhiều ý kiến trái chiều. Ví dụ các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng, thực tế còn phức tạp hơn nhiều bởi có không ít yếu tố con người chưa hiểu hết về SARS-CoV-2, như nhiệt độ môi trường, hay biện pháp giảm nhẹ và năng lực xét nghiệm của các quốc gia. Tuy nhiên nghiên cứu trên cũng cung cấp nhiều thông tin hữu ích để con người phòng chống, do vậy, gần đây có không ít nghiên cứu cho rằng COVID-19 sẽ tiếp tục lây lan trong mùa hè sắp tới.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt 'bảng vàng' Forbes về đóng góp chống Covid-19

Theo thông tin từ Forbes, tại khu vực châu Á, giới tỷ phú như Jack Ma, Masayoshi Son,… đã có nhiều hoạt động để ủng hộ cuộc chiến chống Covid-19, từ quyên góp tiền, tăng cường sản xuất thiết bị y tế cho đến tham gia sản xuất vaccine.

Tại Việt Nam, tỷ phú Phạm Nhật Vượng của tập đoàn Vingroup đang là cá nhân duy nhất được vinh danh trong cùng bảng vàng với những tỷ phú nói trên.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng là đại diện Việt Nam duy nhất lọt bảng vàng Forbes về đóng góp chống Covid-19 - Ảnh 1.

Hãng tin của Mỹ đã liệt kê những đóng góp của ông và tập đoàn Vingroup trong cuộc chiến đẩy lùi dịch Covid-19 tại Việt Nam. Trong tháng 4 này, Vingroup là đơn vị đi tiên phong trong hoạt động sản xuất máy thở xâm nhập nhãn hiệu PB560 đồng thời bắt tay vào nghiên cứu máy thở không xâm nhập dựa theo thiết kế do trường Đại học MIT (Mỹ) chia sẻ cho cộng đồng.

Lợi thế của Vingroup là sở hữu 2 công ty con chuyên sản xuất ô tô VinFast và sản xuất thiết bị điện tử VinSmart. Từ đó, tập đoàn này có thể chế tạo đồng thời cả các chi tiết lớn, các chi tiết cơ khí và các chi tiết khó và hiếm hàng tại thời điểm này như các bo mạch điện tử.

Các nhà máy của VinFast và VinSmart có thể đạt công suất 10.000 máy thở mỗi tháng. Trước mắt, Vingroup sẽ tặng Bộ Y tế 5.000 máy thở không xâm nhập để kịp thời phục vụ chống dịch.

Ngoài hoạt động liên quan đến sản xuất máy thở, Forbes cho biết trước đó Vingroup đã cam kết tài trợ 4,3 triệu USD cho các thiết bị y tế và xét nghiệm thông qua Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như ủng hộ cho hoạt động nghiên cứu sản xuất vaccine.

Ngoài dịch thuật ra, Vincom, công ty bán lẻ trong hệ thống Vingroup, cũng phân bổ khoảng 13 triệu USD để hỗ trợ những người thuê nhà bị ảnh hưởng bởi Covid-19.

Theo thống kê của Forbes, tính đến ngày 16/4/2020, tổng giá trị tài sản ròng của ông Phạm Nhật Vượng đạt 6 tỷ USD.

Được biết, trong "bảng vàng" tôn vinh những nhân vật, doanh nghiệp tiêu biểu đóng góp vào công cuộc chống dịch viêm phổi cấp do virus SARS-CoV-2 gây ra tại khu vực châu Á, ngoài tỷ phú Phạm Nhật Vượng, nhiều tên tuổi lãnh đạo tầm cỡ của các quốc gia khác cũng xuất hiện như Jack Ma của Alibaba, Robin Li của Baidu, Chung Mong-koo của Hyundai, hay Ma Hueteng của Tencent...

Trên bình diện thế giới, 3 nhân vật đang đóng góp nhiều nhất cho cuộc chiến chống Covid-19 tính đến ngày 16/4 là đồng sáng lập, CEO trang mạng Twitter - Jack Dorsey (khoảng 1 tỷ USD), ông "vua phần mềm" của Ấn Độ, chủ tịch Tập đoàn Wipro Limited - Azim Hashim Premji (132 triệu USD) và tỷ phú Bill Gates (105 triệu USD).

Chủ tịch Hà Nội nêu 3 kịch bản dịch bệnh Covid-19 có thể xảy ra trong thời gian tới

Trong phiên họp Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Hà Nội sáng 17/4, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung nói rằng cần xây dựng các kịch bản xấu nhất về dịch bệnh có thể xảy ra, từ đó chuẩn bị các phương án dự phòng. 

"Covid -19 là một thảm hoạ y tế cộng đồng quy mô, phạm vi lớn nhất thế giới từng chứng kiến trong suốt chiều dài lịch sử. Lần đầu tiên trên thế giới có một cuộc chiến, trong đó tất cả các loại vũ khí hiện đại nhất trở thành vô dụng. 

Chúng ta không lạc quan vội mà cần tiếp tục công tác chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và những điều kiện để đối phó và ứng phó nhanh nhất với dịch bệnh này", ông Chung nói.

Từ đó, Chủ tịch Hà Nội vạch ra 3 kịch bản về tình hình dịch bệnh Covid-19.

Kịch bản thứ nhất , đại dịch sẽ kéo dài thêm khoảng 3 tháng và được khống chế , kiểm soát trên phạm vi khu vực và phạm vi toàn cầu. Đây là kịch bản tốt nhất đối với mọi quốc gia và cả thế giới, dù ít nhiều bị ảnh hưởng sau đó các hoạt động kinh tế trở lại bình thường. Các trường học và công sở sẽ mở cửa trở lại hoạt động kinh doanh buôn bán, giao thông, du lịch, khách sạn, nhà hàng dần khôi phục. 

Theo kịch bản này, đa phần các nước bị ảnh hưởng và thiệt hại như phương pháp thiệt hại sẽ sớm được khắc phục theo thời gian.

Chủ tịch Hà Nội nêu 3 kịch bản dịch bệnh Covid-19 có thể xảy ra trong thời gian tới - Ảnh 1.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm tại thôn Hạ Lôi, Mê Linh. Ảnh: Tiến Tuấn.

Kịch bản thứ 2 , dịch bệnh có thể kéo dài từ 1-3 năm, cho đến khi con người chế tạo được một loại thuốc đặc trị để điều trị hiệu quả các bệnh nhân nhiễm Covid-19. Lúc này Covid-19 xem như một loại cúm mùa, không loại trừ được hoàn toàn nhưng có thể sống chung với nó; kinh tế, hầu hết các quốc gia và kinh tế thế giới bước vào giai đoạn suy thoái, con người sống trong điều kiện khắc khổ, trong khi vẫn phải dành nguồn lực đáng kể trong phòng chống dịch bệnh.

Kịch bản thứ 3 , Covid-19 tiếp tục lây lan với tốc độ khủng khiếp như hiện nay trong một thời gian dài, bất chấp các biện pháp gì mà nhiều nước đang áp dụng; số ca nhiễm, số người chết vẫn duy trì đều đặn ở mức cao.

Theo kịch bản này, số người chết có thể tăng lên 1.000.000 người, hàng chục triệu người có khả năng bị nhiễm khiến hệ thống y tế dịch thuật công cộng, hệ thống phòng dịch bị thất thủ. Các hậu quả đối với kinh tế thế giới vô cùng bi đát, phát triển của thế giới có thể bị kéo lùi lại hàng thập kỷ; đi kèm theo đó là nghèo đói, bệnh tật, bạo lực hoành hành.

Chủ tịch Hà Nội nêu rõ: "Trong khi chúng ta hy vọng điều tốt đẹp nhất thì cũng cần phải chuẩn bị cho tình huống xấu nhất". 

Theo ông Chung, sau dịch Covid-19, có thể tất cả các lý thuyết về kinh tế đều đảo lộn, thay đổi, vì vậy các đơn vị phải thực hiện nhiều biện pháp phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Các huyện phải đảm bảo năng suất của vụ xuân hè và tăng cường chăn nuôi, đảm bảo tốt tăng trưởng.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng

Theo báo cáo mới từ TechCrunch, Google được cho đang thử nghiệm sản phẩm thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google. Sản phẩm này được cho sẽ  giúp khách hàng mua hàng và theo dõi việc mua sắm trực tuyến và ngay trong cửa hàng.

Dự án này sẽ bổ sung thêm một mảnh ghép mới vào hệ thống Google Pay hiện tại của Google. Trong khi hệ thống Google Pay hiện tại đã cho phép người dùng thanh toán trực tuyến và ngang hàng thông qua một thẻ ghi nợ của ngân hàng khác, thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google sẽ giúp người dùng theo dõi việc thanh toán và mua sắm dễ dàng hơn, cũng như cung cấp cho công ty các dữ liệu giá trị về thói quen chi tiêu của người dùng.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 1.

Hình ảnh thiết kế của thẻ ghi nợ Google

Nếu sản phẩm thẻ này trở thành sự thật, đây có thể xem một bước đi khác mà Google đang học tập Apple. Cũng giống như Apple Card, thẻ ghi nợ của Google được thiết kế để hoạt động như một thẻ vật lý thông thường và có chức năng chạm để thanh toán như thẻ kỹ thuật số trên điện thoại. Hơn nữa, nó cũng sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ trực tuyến một số thẻ ảo riêng biệt – một lớp bảo vệ dữ liệu người dùng tương tự như trên Apple Card.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 2.

Tuy nhiên không giống như Apple Card – vốn hoàn toàn là thẻ tín dụng – dự án thẻ thanh toán của Google lại là thẻ ghi nợ, được phát hành thông qua các đối tác như Citi và Stanford Federal Credit Union. Theo hình vẽ thiết kế, con chip thẻ trên thẻ ghi nợ của Google thuộc mạng lưới VISA, tuy nhiên trong tương lai, Google cũng sẽ hỗ trợ các mạng thanh toán khác như Mastercard.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 3.

Người dùng dễ dàng theo dõi hoạt động dịch thuật thanh toán cũng như địa điểm mua sắm.

Ứng dụng đi kèm của Google sẽ cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi hoạt động thanh toán của mình – đồng thời tận dụng được cả các công cụ như Google Maps và cơ sở dữ liệu về các nhà bán lẻ để liên hệ hoặc dẫn đường cho bạn đến cửa hàng lần trước. Khách hàng cũng có thể sử dụng ứng dụng Google Pay để khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ hoặc bị trộm, hoặc khóa hoàn toàn tài khoản.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 4.

Thông qua Google Pay, người dùng có thể nhanh chóng khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ.

Cho dù vậy, bảo mật và theo dõi thanh toán tiện lợi hơn các thẻ ghi nợ hiện tại là các ưu điểm gần như duy nhất cho thẻ của Google. Báo cáo của TechCrunch chưa cho thấy Google sẽ đưa ra các ưu đãi đi kèm với loại thẻ này. Việc sử dụng Apple Card sẽ cho người dùng các ưu đãi về hoàn tiền hoặc giảm giá khi mua các ứng dụng, dịch vụ trên cửa hàng App Store của họ.

Báo cáo của TechCrunch cũng không cho biết về kế hoạch cũng như thời điểm ra mắt loại thẻ này. Bình luận của Google về báo cáo của TechCrunch cho biết:

" Chúng tôi đang khai thác cách thức để có thể hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ nhằm cung cấp khả năng kiểm tra tài khoản thông minh thông qua Google Pay, giúp khách hàng hưởng lợi từ các công cụ chi tiêu và kiểm soát hữu ích, đồng thời vẫn giữ được tiền trong tài khoản đã được FDIC hoặc NCUA bảo hiểm. Các đối tác chính của chúng tôi là Citi và Liên minh tín dụng Liên bang Stanford, và chúng tôi mong muốn được chia sẻ nhiều hơn trong những tháng tới ."

Tham khảo The Verge

Đi theo con đường của Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt chip riêng cho Pixel

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19
Tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020, vững vàng ở vị trí Top 3 thị trường giữa lúc đại dịch Covid-19 gây sóng gió cho nền kinh tế toàn thế giới - những bước tiến thần tốc đó của điện thoại thương hiệu Việt - Vsmart - đang là động lực để các doanh nghiệp cùng vượt qua thách thức...
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 1.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 2.

Dịch Covid-19 đang tô những mảng xám lên bức tranh kinh tế toàn cầu. Từ các lĩnh vực sản xuất kinh doanh cho tới mọi mặt của đời sống xã hội đều không nằm ngoài sự càn quét của "cơn lốc xoáy" Covid-19. Thế nhưng, giữa bức tranh trầm lắng ấy, thị trường lại ghi nhận điểm sáng hiếm hoi đến từ ngành chưa bao giờ là thế mạnh của Việt Nam trước đây – ngành sản xuất điện thoại thông minh.

Theo công bố mới nhất của hãng nghiên cứu thị trường GfK, điện thoại Vsmart vừa xác lập kỳ tích chưa từng có khi chính thức đạt cột mốc 16,7% thị phần smartphone Việt Nam ở tuần cuối tháng 3/2020, tương ứng mức tăng trưởng 260% từ đầu năm 2020. Sự tăng trưởng thần kỳ của dòng điện thoại mang thương hiệu Việt Vsmart chỉ sau 15 tháng ra mắt sản phẩm khiến ngay cả những người trong nghề lâu năm cũng phải kinh ngạc.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 3.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 4.

Nhìn vào thống kê từ GfK, tháng 8/2019, Vsmart chỉ chiếm 1,4% thị phần lượng máy bán ra của ngành hàng smartphone tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, chỉ 6 tháng sau, Vsmart đã bứt phá như một vận động viên chạy nước rút đầy quyết tâm, tăng trưởng đều đặn lên 2,1% trong tháng 9, tháng 10 - 2,3%, tháng 11 - 6%, tháng 12 - 6,6%, tháng 1/2020 - 7,7%, tháng 2 - 11,2% và xác lập đỉnh mới 16,7% tại tuần thứ tư tháng 3.

Đặc biệt hơn, từ tháng 2/2020, Vsmart lần đầu tiên vượt qua "cột mốc sinh tử" - 10% thị phần - để chiếm vị trí thứ 3 trên thị trường.

Nói 10% thị phần điện thoại Việt là "cột mốc sinh tử" bởi từ 2016 đến nay, chưa một hãng nào đứng thứ 3 thị phần có thể vươn lên mốc 2 con số, dù đó đều là những "cây đa cây đề" trong làng smartphone thế giới... Trong ngành sản xuất kinh doanh ĐTDĐ tại Việt Nam, đây là một cột mốc quan trọng, bởi thương hiệu nào lên được mốc này sẽ được coi là thuộc Top trên với những cuộc đua ở một đẳng cấp khác. Khi một hãng nào có dấu hiệu tách tốp - tiến dần đến 10% - đều gặp phải sự "phản công" gắt gao của đối thủ bằng nhiều hình thức giành thị trường khác nhau.

Tuy nhiên, cú bứt tốc ngoạn mục của Vsmart nhanh và mạnh mẽ tới độ không thể ngăn cản. Vsmart đã kết hợp giữa việc tung chương trình hỗ trợ khách hàng và chinh phục thị trường bằng chất lượng sản phẩm vượt trội. Các chuyên gia trong ngành nhận định, dù là một "tân binh", nhưng Vsmart đã chơi theo cách chơi đẳng cấp của một "ông lớn" và một vị trí tốp trên dành cho thương hiệu smartphone Việt là kết quả hoàn toàn xứng đáng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 5.

Là hãng điện thoại Việt duy nhất hiện nay sở hữu nhà máy sản xuất hiện đại hàng đầu khu vực, không có gì ngạc nhiên khi Vsmart tạo ra cơn sốt ngay thời điểm trình làng 4 mẫu điện thoại đầu tiên. Tò mò được trải nghiệm, hồ hởi về dòng điện thoại Việt đúng nghĩa, có thể nói Vsmart đã thành công trước khi điện thoại đến tay người tiêu dùng.

Nhưng, để một hãng điện thoại thành công, chỉ bằng "tình yêu nước" của khách hàng liệu có đủ? Trước Vsmart, cũng không ít hãng điện thoại Việt ra đời với sự kỳ vọng rất lớn từ khách hàng nhưng đến giờ vẫn chưa hề có xếp hạng trên báo cáo của GfK. Nói vậy để thấy, thương hiệu Việt có thể là lợi thế ban đầu, song, để là công thức thành công thì không!  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 6.

Vậy đâu là công thức thành công, ít nhất cho đến hiện tại của Vsmart? Những người am hiểu thị trường smartphone đều có chung nhận xét: đó là việc thực hiện xuyên suốt công thức đưa ra thị trường điện thoại có cấu hình vượt trội trong mọi phân khúc, với mức giá tốt "không tưởng". 

Là đơn vị phân phối nhiều điện thoại Vsmart nhất ra thị trường, ông Phùng Ngọc Tuyên - Giám đốc ngành hàng viễn thông di động tại Thế Giới Di Động nhắc lại câu những chuyện chiếc Vsmart Live và Joy 3 là những smartphone Việt đầu tiên "cháy hàng" - điều chưa bao giờ xảy ra, để thấy Vsmart ngay từ đầu đã đi vào thực chất như thế nào.

"Từ khi xuất hiện trên thị trường, điện thoại Vsmart đã chiếm ưu thế đặc biệt về giá", lãnh đạo Thế Giới Di Động cho hay.

Trong khi đó, vlogger nổi tiếng chuyên reviews các sản phẩm công nghệ Trần Xuân Vinh cho rằng, với việc tái định vị chiếc Vsmart Live hay "cơn sốt" Joy 3 với 12.000 máy được bán ra trong 14h đầu mở bán, đã cho thấy Vsmart không chỉ tung ra những "cú đấm thép" đẳng cấp để chiếm lĩnh thị trường, mà quan trọng hơn là đã mang những sản phẩm công nghệ cao đến với phần đông khách hàng một cách dễ dàng hơn.

Số liệu từ GfK ghi nhận, cứ 10 chiếc smartphone phân khúc dưới 2 triệu đồng bán ra thì có tới 7 chiếc là Vsmart. Việc Vsmart thúc đẩy gia tăng tỷ trọng điện thoại thông minh ở phân khúc phổ thông góp phần phổ cập công nghệ, nâng tầm trải nghiệm và cơ hội sở hữu sản phẩm chất lượng cao cho đông đảo người Việt. Nhìn từ góc độ kinh doanh, đây cũng là chiếc lược rất thông minh khi Vsmart thu hút lượng người dùng đông đảo chuyển từ feature phone (điện thoại cơ bản chỉ nghe gọi) lên smartphone.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 8.
Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 9.

Kì tích của Vsmart đạt được càng có ý nghĩa hơn trong bối cảnh kinh tế chao đảo bởi đại dịch Covid-19, khiến nhiều người gọi Vsmart như là biểu tượng của bản lĩnh doanh nghiệp Việt trong thời kì khó khăn.

Lý giải ở góc độ thị trường, nhiều chuyên gia đồng tình rằng, Vsmart đã tìm được những cơ hội trong bối cảnh khó khăn chung để bứt tốc. Bên cạnh đưa ra các sản phẩm với chất lượng và giá vượt trội, Vsmart còn tự tạo chuẩn mực mới trong việc chăm sóc khách hàng, coi người tiêu dùng là trung tâm của tất cả các sản phẩm dịch vụ.

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 10.

Chính vì thế, Vsmart là smartphone hiếm hoi vẫn có lượng tiêu thụ tốt khi thị trường đồng loạt sụt giảm. Nói như ông Nguyễn Đức Toàn - Giám đốc kinh doanh CellPhoneS, Vsmart vừa là nguồn lực hỗ trợ các nhà bán lẻ trong việc duy trì doanh thu mùa dịch, vừa là nguồn động viên về tinh thần - ý chí vượt qua khó khăn.

Cột mốc vị trí thứ 3 trên thị trường của Vsmart không chỉ khẳng định vị thế mới của điện thoại thương hiệu  "Make in Vietnam" mà còn là là tín hiệu đáng tự hào khi Việt Nam có những sản phẩm cạnh tranh sòng phẳng với các hãng di động nổi tiếng trên thế giới. Với Vsmart, ước mơ về một nền công nghiệp tự chủ sản xuất thiết điện tử thông minh nói chung, điện thoại thông minh nói riêng đang dần trở thành hiện thực. Và trên tất cả, người tiêu dùng Việt Nam thực sự trở thành những người được hưởng lợi cuối cùng.  

Vsmart lách qua khe cửa hẹp, tăng tốc bứt phá – bản lĩnh vượt khó của doanh nghiệp Việt tạo ra kỳ tích giữa thời Covid-19 - Ảnh 11.
Trung Kiên
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ


Bình luận